Top 7 điều cần biết về bệnh thoái hóa cột sống

Bệnh thoái hóa cột sống là một trong những bệnh lý phổ biến nhất hiện nay. Điều trị bệnh không quá khó nếu bệnh nhân phát hiện sớm và lựa chọn phương pháp điều trị bệnh hợp lý.

1. Bệnh thoái hóa cột sống là gì?

Bệnh thoái hóa cột sống là tình trạng lão hóa của xương khớp. Đây là bệnh rất phổ biến hiện nay và hầu hết mọi người đều gặp trong các giai đoạn của cuộc đời. Đặc biệt khi đến tuổi trung niên, người mắc bệnh càng nhiều. Đáng lưu ý hơn cả, bệnh cũng đang có xu thế trẻ hóa khi nhiều người ở độ tuổi ngoài 30 đã bị thoái hóa cột sống.

2. Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống

Theo các bác sĩ, bệnh thoái hóa cột sống chủ yếu do thiếu hụt canxi, glucosamine – thành phần chính kích thích sản xuất sụn khớp. Ngoài ra, bệnh nhân cũng bị thiếu hụt colagen typ II – thành phần bôi trơn khớp.

Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân thiếu một lượng lớn proteoglycan – thành phần đóng vai trò cấu tạo sụn khớp, giữ nước để làm trơn các khớp.

Tuổi tác, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây bệnh.

Thói quen sinh hoạt vận động nghỉ ngơi không hợp lý. Thường xuyên ngồi lâu bên máy tính, ít vận động đi lại hoặc công việc bê vác vật nặng sai tư thế.

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý dẫn tới thiếu hụt chất để bôi trơn khớp, tạo sụn…

3. Bệnh thoái hóa cột sống có nguy hiểm không?

Đây là băn khoăn của rất nhiều bệnh nhân. Mức độ nguy hiểm của bệnh tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ ở bệnh nhân.

Bệnh nhân cần biết, cơ thể con người có 33 – 34 đốt xương sống, gồm 12 đốt sống ngực, 7 đốt sống cổ, 5 đốt thắt lưng và những đốt xương sống cụt dính với nhau để tạo ra xương cụt, xương cùng. Những đốt này sẽ được nối với nhau bằng sợi dây chẳng và được bảo vệ bằng hệ thống cơ. Nếu bị thoái hóa cột sống, bệnh nhân sẽ cảm thấy vô cùng đau đớn, vận động di chuyển đều khó khăn.

Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm, bệnh nhẹ thì có thể điều trị dễ dàng, dứt điểm. Ngược lại, bệnh nhân chủ quan, để bệnh phát lâu có thể dẫn tới biến chứng như: đau yếu, tê bì chân tay, teo cơ, đi lại khó khăn, gây liệt tứ chi, thậm chí là tàn phế.

4. Bệnh thoái hóa cột sống có chữa được không?

Như đã nói ở trên, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bệnh nhân phát hiện bệnh sớm và tìm đúng thầy y – bắt đúng bệnh.

Thực ra hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống. Quan trọng là phải dựa vào tình hình sức khỏe cũng như mức độ thoái hóa của bệnh nhân để điều trị. Đến nay, chưa có cách điều trị thoái hóa cột sống nào được cho là công hiệu nhất, chỉ có phương pháp điều trị thoái hóa cột sống phù hợp nhất với từng thể trạng của bệnh nhân mà thôi.

Do đó, khi cảm thấy có dấu hiệu đau đớn vùng khớp nhiều ngày chưa khỏi, bệnh nhân cần đi kiểm tra để được đánh giá đúng về tình trạng bệnh của mình. Sau đó, bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp điều trị bệnh Tây y hoặc Đông y.

5. Có mấy cách chữa bệnh thoái hóa cột sống?

Hiện nay có khá nhiều cách chữa bệnh thoái hóa cột sống và tùy vào từng thể trạng của bệnh nhân để áp dụng.

Dưới đây là một số cách bệnh nhân có thể tham khảo:

– Vật lý trị liệu: Đây là phương pháp sử dụng những bài tập làm giãn cột sống, củng cố cơ bắp ở gần phần cột sống. Mục đích của phương pháp này là tăng độ bền linh hoạt cho cột sống, kéo giãn cột sống, giảm áp lực ở vùng cột sống bị tác động. Việc điều trị theo phương pháp này cũng giúp bệnh nhân có thể cải thiện được tư thế đứng, ngồi và kỹ năng tự giảm cơn đau cho mình.

– Sử dụng thuốc kháng viêm và giảm đau: Đối với một số trường hợp nhẹ thì có thể không cần dùng thuốc, nhưng trong trường hợp nặng bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau cho bạn. Các thuốc giảm đau sẽ bao gồm thuốc giảm đau, giãn cơ, kháng viêm…

– Tiêm steroid: phương pháp này giúp bệnh nhân tạm thoài giảm thoái hóa cột sống. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng phương pháp này cần phải lựa chọn bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như phải tuân thủ nghiêm ngặt về liều lượng tiêm.

– Điều trị theo Đông y: Một số bệnh nhân có thể kiên trì điều trị bệnh theo Đông y như vật lý trị liệu, bấm huyệt, châm cứu, uống thuốc hoặc đắp thuốc. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh thầy thuốc sẽ đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân.

6. Chữa bệnh thoái hóa cột sống bằng thuốc nam có hiệu quả không?

Thuốc Tây y có thể điều trị được các triệu chứng của thoái hóa cột sống nhưng không thể nào chữa triệt để được bệnh. Chưa kể, uống thuốc tây còn gây ra tình trạng viêm loét dạ dày, gây nghiện và có nguy cơ phải phẫu thuật.

Đối với những bệnh nhân e ngại vấn đề phẫu thuật có thể tìm đến phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống bằng đông y. Đông y điều trị bệnh dựa trên việc bào chế những thảo dược quý trong tự nhiên kết hợp uống, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu. Và tùy vào thể trạng bệnh nhẹ hay nặng mà thời gian khỏi bệnh nhanh hoặc lâu.

Tuy nhiên, khi điều trị vào Đông y, bệnh nhân cần lưu ý:

– Đông y không giảm đau nhanh như Tây y.

– Cần phải kiên trì vì điều trị bằng đông y rất mất thời gian. Đông y điều trị từ gốc tới ngọn chứ không điều trị chỉ để giảm triệu chứng.

– Hiệu quả từ đông y là 85%, 15% còn lại là do sự cố gắng của bệnh nhân như bệnh nhân cần chăm sóc sức khỏe hợp lý trong quá trình điều trị bệnh, không hoạt động, bê vác nặng, nghỉ ngơi đầy đủ,…

7. Dinh dưỡng cho người bệnh thoái hóa cột sống

Thức ăn là thuốc và thuốc là thức ăn. Hiểu được điều này bệnh nhân sẽ có chế độ ăn uống hợp lý để giúp bệnh mau chóng phục hồi.

Bệnh thoái hóa cột sống nên ăn gì?

– Đậu nành: Đậu nành sẽ cải thiện tình trạng bị loãng xương cho người bệnh. Bệnh nhân có thể ăn đậu hũ hoặc sữa đậu nành.

– Một số loại thịt: Các thịt từ sườn và xương ống rất tốt cho bệnh nhân bị thoái hóa cột sống. Trên thực tế nước hầm xương ống, sườn heo, bò có nhiều chondroitin, glucosamin có khả năng tăng cường canxi, giúp sụn và xương chắc khỏe.

– Trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, đu đủ, dưa, bưởi giúp cung cấp vitamin C, kháng viêm.

– Súp lơ chứa nhiều vitamin C và K có tác dụng làm xương khớp cứng cáp, khỏe mạnh.

– Cà chua, mộc nhĩ, nấm đều có lợi cho xương của bệnh nhân.

Bệnh thoái hóa cột sống không nên ăn gì?

– Đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ như xúc xích, dăm bông, khoai tây chiên, gà rán… chúng ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn và làm giảm hiệu quả điều trị bệnh.

– Đồ uống có cồn không được dùng trong quá trình điều trị bệnh.

– Cần tránh xa thuốc lá. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, tỷ lệ người hút thuốc lá mắc bệnh xương khớp nhiều hơn so với người không hút thuốc.

– Thực phẩm giàu đạm như thịt chó, thịt bò, thịt màu đỏ vì các chất trong thực phẩm này có thể khiến tình trạng viêm cột sống nghiêm trọng hơn.

Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về bệnh thoái hóa cột sống và có cách điều trị phù hợp để chóng hết bệnh.

Xem thêm: https://jex.com.vn/cot-song/thoai-hoa-a961.html

JEX - Giúp giảm đau, tái tạo sụn khớp, xương dưới sụn

Viên uống xương khớp jex giúp giảm đau nhức xương khớp hiệu quả, tăng cường tái tạo sụn và xương dưới sụn, tốt cho người bị thoái hóa khớp, viêm đa khớp dạng thấp.

Địa chỉ: 148 Hoàng Hoa Thám, phường 12, quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Email: tuvanykhoa@jex.com.vn

Điện thoại: 02862936629